Kinh nghiệm chọn móng nhà 2 tầng, 3 tầng phù hợp khi xây nhà trên các khu đất khác nhau

Một trong những việc quan trọng khi xây dựng ngôi nhà vững chắc là việc đào móng nhà kiên cố khi bạn muốn xây nhà cao tầng. Vì vậy việc chọn móng nhà 2 tầng, 3 tầng phù hợp với kết cấu tổng thể của căn nhà như thế nào để đảm bảo cho địa thế ngôi nhà chắc chắn nhất ? Cộng đồng các nhà đầu tư TrumDa Invest xin chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn loại móng nhà cao tầng trong bài viết chuyên mục hôm nay. Để bạn có thể tham  gia bàn bạc với kỹ sư xây dựng chọn loại móng tốt nhất cho công trình. 

Cách lựa chọn móng khi xây nhà 2 tầng hay 3 tầng
Cách lựa chọn móng khi xây nhà 2 tầng hay 3 tầng

Cách lựa chọn móng khi xây nhà 2 tầng hay 3 tầng

Không phải ai cũng biết được việc xây nhà cao tầng nên làm móng nhà loại nào mới đạt tiêu chuẩn và thích hợp với kết cấu của ngôi nhà. Nếu như bạn có quá ít kinh nghiệm trong vấn đề này thì có thể tìm đến các đơn vị chuyên thiết kế nhà ở để tìm được phương án xây nền móng nhà 2 tầng, 3 tầng phù hợp với nền đất, đảm bảo kết cấu công trình tốt nhất. 

Móng nền nhà nằm bên dưới công trình nhà ở là phần nền vững chắc để kết nối với các kết cấu của ngôi nhà như cột, mái nhà, tường xung quanh. Nền của móng nhà có lớp đất đá dày nằm dưới đáy móng chính là tiếp thu tải trọng của công trình phía trên nên được thiết kế đè lên phát tán lực tối đa. Vì vậy nền nhà được chú trọng từ khi lên bản vẽ thiết kế xây nhà 2 tầng, 3 tầng để chuẩn bị xây móng phù hợp tình trạng nền đất. Nền móng chắc chắn chính là nền tảng cho mọi công trình xây dựng nhà ở từ xưa đến nay. 

Các kiến trúc sư luôn lựa chọn từng loại nền móng khác nhau sao cho phù hợp với số tầng nhà của công trình. Đặc biệt là công tác làm phẳng đều mặt nằm ngang khi xây móng, tốt nhất là không có độ dốc dù là nhỏ nhất. Chiều sâu chôn móng hay bề dày được tính từ lớp đất tự nhiên đến phần đáy móng. Một khi lựa chọn càng cẩn thận thì công trình càng có tính bền vững theo thời gian sử dụng. 

Xem thêm : Giải pháp tối ưu của Trumda Invest 

Các loại móng nhà trong xây dựng phổ biến nhất hiện nay

Đó là các loại móng bê tông cốt thép, móng gạch sử dụng khi thi công xây dựng nhà ở phố hay dân dụng cấp 4. Tuy nhiên xét về mặt cấu tạo, người ta thường chọn móng bê tông cốt thép nhiều hơn. Bởi vì chúng có các đặc tính bền chắc, chịu lực nên đảm bảo an toàn cho việc xây nền móng nhà 2 tầng, 3 tầng đảm bảo kết cấu vững vàng.  

Các kỹ sư giỏi chuyên môn có thể dùng rất nhiều loại móng phổ biến như móng cọc, đơn, móng bè, băng… Đối với các công trình xây dựng lớn hay khu vực ven sông đất không ổn định mới xem xét tình trạng nền đất để tính toán lựa đúng loại móng nhà 2 tầng phù hợp. Còn việc xây dựng nhà ở có quy mô nhỏ lẻ thì nên xác thực tình trạng đất để biết loại móng nào chịu lực cao và tiết kiệm chi phí xây dựng nhất.

Móng băng cho nhà 2 tầng

Móng băng cho nhà 2 tầng
Móng băng cho nhà 2 tầng

Đây là một trong những loại móng phổ biến có chiều dài lớn so với chiều rộng có hình dạng dải băng đặt độc lập hay giao nhau bằng cách nối móc. Kết cấu móng băng phù hợp các loại địa chất bình thường hay yếu kém. Người ta sử dụng móng băng cho nhà dưới 2 tầng dưới các mái nhà, dãy tường hay móng băng còn gọi là móng giao thoa dùng dưới dãy cột của nhà. 

Nền móng cọc cho nhà cao tầng

Khi thi công gặp địa hình phức tạp hoặc xây nhà cao tầng trên nền đất yếu vốn từng là vũng ao, hồ nước, đất vườn trước kia, người ta sẽ lựa chọn phương án tối ưu nhất là móng cọc. Việc xây nhà cao tầng sẽ sử dụng nhiều móng cọc hơn đảm bảo yêu cầu về sức chịu tải. Trong thiết kế và thi công các công trình cần độ chắc chắn, móng cọc được sử dụng tạo thành khối vững chắc. Kết cấu của các móng này được đặt trên các đầu cọc tạo thành nhóm liên kết bền chắc. Kỹ sư sẽ tính toán tải trọng khi thiết kế hay lựa chọn đầu cọc. 

Chọn móng bè cho nhà trên 3 tầng 

Trong trường hợp nền đất yếu, sức kháng nén kém dù đất có nước hay không, người ta vẫn lựa chọn móng bè khi xây dựng nhà nhiều tầng hay trong trường hợp tải trọng công trình nhỏ và vừa. Cho nên được sử dụng khi xây nhà cao nhất là 2 tầng.

Móng đơn cho kết cấu nhà 2 tầng. 

Nếu các điều kiện địa chất khu vực cần xây nhà có đất nền cứng chắc thì nên sử dụng móng đơn kết hợp với giằng móng. Những trường hợp xây dựng móng cho nhà 2 tầng thì kết cấu của móng này phải đảm bảo điều kiện chịu lực. Người ta thường chọn móng nhà đơn để tiết kiệm chi phí khi xây dựng công trình.

Móng đơn cho kết cấu nhà 2 tầng.
Móng đơn cho kết cấu nhà 2 tầng.

Xem thêm : Thiết kế nhà bếp hợp phong thủy, vạn sự an lành cho gia đình

Văn phòng chính : Tầng 14, Tòa nhà Việt Á, số 09 phố Duy Tân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại : 0976 824 804

Email : info@trumda.com


Tin liên quan